1. Thông tin tổng quan
– Tên ngành đào tạo: Công nghệ Thực phẩm (Food Technology)
– Mã số ngành đào tạo: 7540101
– Trình độ đào tạo: Kỹ sư
– Hình thức đào tạo: Chính quy
– Phương thức tuyển sinh: 07 phương thức xét tuyển
– Nơi đào tạo: Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh
– Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Anh
– Thời gian đào tạo: 4,5 năm
– Tổng số tín chỉ: 150 tín chỉ
– Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp: Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm (Bachelor of Engineering in Food Technology)
– Chương trình đào tạo đạt chuẩn: AUN-QA (2017), MOET (2022)
– Học phí: ~ 50 triệu đồng/năm (dựa theo số tín chỉ đăng ký)
2. Mô tả chương trình
– Kiến thức rộng, cân bằng giữa: khoa học, kỹ nghệ và quản lý (sản xuất, chất lượng và môi trường).
– Chú trọng đến kỹ năng thực hành và khả năng tiếp cận với công nghệ mới.
– Chương trình Đào tạo ngành Công nghệ Thực phẩm được chia theo 3 định hướng:
+ Định hướng nghiên cứu
+ Định hướng kỹ nghệ – sản xuất
+ Định hướng quản lý và dịch vụ
3. Mục tiêu đào tạo
3.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của CTĐT ngành CNTP tại trường ĐHQT nhằm cung cấp cho SV các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, và thái độ cần thiết để trở thành những người hoạt động trong lĩnh vực CNTP trong tương lai, có hiểu biết về thế giới kinh doanh hiện đại, và đóng góp vào sự phát triển của bản thân, gia đình, và xã hội.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Ngành Công nghệ Thực phẩm (Food Technology) của trường Đại học quốc tế đào tạo ra các kỹ sư thực phẩm với các mục tiêu cụ thể như sau:
+ Có khả năng ra quyết định trong quản lý thực phẩm (PO1): Phân tích, đánh giá và đưa ra các tiêu chuẩn, quy tắc quản lý về công nghệ thực phẩm (sở hữu công nghiệp thực phẩm, bao bì, nhãn mác), chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phục vụ việc ra quyết định cho nhà quản lý.
+ Có khả năng cung cấp các dịch vụ thực phẩm (PO2): Tư vấn đầu tư chuyển giao công nghệ; tư vấn về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp các dịch vụ kiểm định, kiểm soát chất luợng thực phẩm.
+ Có khả năng thiết kế, cải tiến và hoàn thiện sản phẩm thực phẩm (PO3): Nghiên cứu cải tiến, phát triển những sản phẩm thực phẩm mới có lợi cho sức khỏe con người; nghiên cứu cải tiến kỹ thuật sản xuất các sản phẩm thực phẩm và ứng dụng.
+ Có khả năng quản lý, vận hành, sản xuất thực phẩm (PO4): Phụ trách, tham gia quản lý kỹ thuật, chất lượng trong dây chuyền công nghệ sản xuất thực phẩm; tổ chức điều hành sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
+ Có kỹ năng suy nghĩ phản biện, ra quyết định, giao tiếp quốc tế, làm việc nhóm (PO5): Có kỹ năng phân tích, đưa ra quyết định, giải pháp cho vấn đề, có những kỹ năng làm việc nhóm, làm việc trong môi trường quốc tế, đa văn hóa.
+ Có sức khỏe tốt, trách nhiêm cao với cộng đồng và nghề nghiệp (PO6): Có đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết về luật pháp và các quy định quốc tế về an toàn thực phẩm, có sức khỏe tốt.
4. Định hướng đào tạo
– Định hướng đào tạo đại học Công nghệ Thực phẩm (CNTP) của Trường Đại học Quốc tế được xác định dựa trên các cơ sở quan trọng:
+ Chiến lược phát triển đào tạo của Đại học Quốc gia TPHCM.
+ Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực CNTP trong nước và khu vực.
+ Phù hợp với xu thế đào tạo tại các nước tiên tiến, nhằm khai thác tiềm năng hợp tác đào tạo và nghiên cứu với các đối tác quốc tế.
– Chương trình đào tạo ngành CNTP tại Trường Đai học Quốc tế được thiết kế nhằm đào tạo các kỹ sư CNTP, có những nét chính như sau:
+ Cung cấp kiến thức rộng, cân bằng về các khoa học thực phẩm và kỹ thuật thực phẩm.
+ Cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý thực phẩm (bao gồm cả quản lý sản xuất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường).
+ Chú trọng đến kỹ năng thực hành và khả năng tiếp cận với thiết bị công nghệ cao.
+ Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh (kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ đạt trình độ tiếng Anh IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 61).
5. Cơ hội nghề nghiệp
– Với trình độ chuyên môn tốt và tiếng Anh thành thạo, các kỹ sư Công nghệ thực phẩm trường ĐH Quốc tế có thể làm các công việc liên quan đến:
+ Vận hành và quản lý
+ Giảng dạy và nghiên cứu
+ Tư vấn và dịch vụ
+ Kinh doanh, khởi nghiệp
– Cơ hội làm việc và thăng tiến tại:
+ Các công ty, doanh nghiệp trong nước và quốc tế
+ Các Trường đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu
+ Các cơ quan dịch vụ, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường và sức khỏe cộng đồng
+ Các cơ quan quản lý nhà nước về công nghệ và sở hữu trí tuệ.
6. Tổng quan chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo Đại học ngành Công nghệ Thực phẩm khóa 2024
Thông tin chi tiết vui lòng xem thêm tại đường link:
https://tuyensinh.hcmiu.edu.vn/chuong-trinh/dh-cong-nghe-thuc-pham/
Hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết về chuyên môn của ngành học:
Bộ môn Công nghệ Thực phẩm – Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP. HCM
Điện thoại: 028 3724 4207 – Nội bộ: 3824 – 3980
Email: foodtechnology@hcmiu.edu.vn
LinkedIn: IU Food Technology
Fanpage: IU Food Technology